Lực lượng 141 là gì? Cảnh sát 141 ra đời khi nào, có quyền hạn gì?

Lực lượng 141 là gì? Cảnh sát 141 ra đời khi nào, có quyền hạn gì?

Bạn thắc mắc lực lượng 141 là gì? Cảnh sát 141 ra đời khi nào và có nhiệm vụ, quyền hạn gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về cảnh sát 141.

Cảnh sát 141 khống chế đối tượng tàng trữ ma túy. Nguồn: Báo Giao thông

Lực lượng cảnh sát 141 là gì, ra đời khi nào?

Lực lượng cảnh sát 141 là lực lượng được công an Hà Nội lập ra vào cuối năm 2011 để thực thi kế hoạch 141. Kế hoạch 141 là kế hoạch nhằm mục đích đấu tranh, trấn áp tội phạm, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.

Lực lượng 141 bao gồm những ai?

  • Cảnh sát giao thông
  • Cảnh sát cơ động
  • Cảnh sát hình sự

Nhiệm vụ của lực lượng 141 là gì?

  • Kiểm tra, xử lý người điều khiển mô tô, xe máy vi phạm Luật Giao thông đường bộ, mang theo vũ khí khi tham gia giao thông; 
  • Kiểm tra các phương tiện giao thông khả nghi tàng trữ vũ khí, ma túy và các tài sản nghi do phạm tội mà có. 
  • Lực lượng này được trang bị công cụ hỗ trợ, sử dụng biện pháp công khai kết hợp hóa trang để kiểm tra, xử lý các đối tượng nghi vấn, vi phạm tại các tuyến phố, nút giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố.
Lực lượng 141 bắt giữ tội phạm. Nguồn ảnh: An ninh thủ đô

Các tổ công tác lực lượng 141 hoạt động theo phương thức nào?

Hoạt động theo phương thức cắm chốt tập trung ở một khu vực, hỗ trợ nhau khi cần thiết; sử dụng biện pháp công khai kết hợp hóa trang để phát hiện, kiểm tra, xử lý theo nguyên tắc: lực lượng hóa trang (mặc thường phục) tuần tra trên các tuyến phố nếu phát hiện có trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ hoặc đối tượng nghi vấn có dấu hiệu phạm tội thì sử dụng bộ đàm thông báo cho lực lượng công khai triển khai đội hình dừng phương tiện để kiểm tra, xử lý. 

Lực lượng 141 có quyền hạn gì?

Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện đối tượng tàng trữ vũ khí, dao kiếm, ma túy…hoặc có dấu hiệu phạm tội thì lực lượng 141 làm nhiệm vụ sẽ khống chế, áp giải đối tượng và đưa phương tiện, tang vật về trụ sở Phòng Cảnh sát hình sự để phân loại, khai thác, xác minh, lập hồ sơ xử lý.
Như vậy, khi thực hiện nhiệm vụ thì những thành viên của tổ công tác 141 có quyền mặc thường phục. 
Đối với việc kiểm tra người (khám người), kiểm tra ví, điện thoại của đối tượng khả nghi là cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật. Nhiều tình huống thực tế cho thấy nhiều nghi can đã cất giấu vũ khí trong người, giấu ma túy trong ví, giày dép, điện thoại (giấu ma túy vào phần lắp pin của điện thoại).

Tham khảo luatduonggia

Comments