Bom nhiệt hạch là gì? Nước nào sở hữu bom nhiệt hạch?
Bom nhiệt hạch được Triều Tiên tuyên bố thử thành công. Vậy bom nhiệt hạch là gì? Sức công phá khủng khiếp thế nào? Nước nào sở hữu bom nhiệt hạch? Mọi điều về bom nhiệt hạch sẽ được giải thích trong bài viết dưới đây.
Bom nhiệt hạch là gì?
Bom nhiệt hạch hay có tên khác là bom hydro, được Mỹ phát triển đầu tiên. Bom nhiệt hạch được kích hoạt bởi phản ứng kết hợp hạt nhân của các đồng vị hydro, trong một chuỗi phản ứng hóa học. So với bom nguyên tử, bom nhiệt hạch có thể xem là "sạch hơn" vì tạo ra ít bụi phóng xạ hơn. Tuy nhiên, sức công phá của nó lại khủng khiếp hơn rất nhiều.
Trong khi bom nguyên tử, loại tương tự như Mỹ đã ném xuống Hiroshima và Nagasaki trong Thế chiến II chỉ tạo ra phản ứng phân hạch hạt nhân khiến hạt nhân đó tách ra thành hai hạt nhân nhỏ hơn. Quá trình phân tách này giải phóng năng lượng. Thì bom nhiệt hạch tạo ra một vụ nổ gồm hai giai đoạn: một phản ứng phân hạch hạt nhân và một phản ứng kết hợp hạt nhân. Trong đó vụ nổ “sơ cấp” là do phản ứng phân hạch hạt nhân – tương tự như bom hạt nhân thông thường – tạo ra tia X.
Tia X này là nguyên nhân gây ra vụ nổ “thứ cấp”, do quá trình kết hợp các đồng vị của hydro là tritium và deuterium. Thông thường hai đồng vị hydro này đẩy nhau, nhưng do tia X làm suy yếu lực đẩy, khiến chúng kết hợp lại với nhau, tạo thành một hạt nhân mới, lớn hơn, giải phóng năng lượng.
Bom nhiệt hạch có sức công phá khủng khiếp thế nào?
Năm 1952, Mỹ thử bom nhiệt hạch đầu tiên trên đảo Marshall đã tạo ra vụ nổ tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ TNT trong khi quả bom nguyên tử “Little boy” Mỹ ném xuống Hiroshima ngày 6/8/1945 có sức công phá tương đương 13.000 tấn TNT, đã khiến 70.000 người tử vong tức khắc.
Những nước nào sở hữu bom nhiệt hạch?
Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc là những nước được biết đến sở hữu vũ khí bom nhiệt hạch.
Năm 1952, Mỹ thử loại bom này đầu tiên. Đến năm 1953, Liên Xô cũng thử nghiệm bom nhiệt hạch. Những năm sau đó, Anh, Pháp, Trung Quốc (năm 1967) cũng đã tiến hành các vụ thử.
Ngoài ra, những nước gồm Ấn Độ, Israel và Pakistan đã thử nghiệm các thiết bị phân hạch hạt nhân, hoặc tuyên bố đã sở hữu năng lực tạo ra những thiết bị này, nhưng chưa chính thức tuyên bố sở hữu loại vũ khí này.
Chế độ apartheid tại Nam Phi từng sản xuất 6 quả bom hạt nhân, nhưng sau đó chúng đã bị tháo dỡ.
Hình ảnh so sánh cụ thể bom nhiệt hạch và các loại bom khác
Bom nhiệt hạch là gì?
Bom nhiệt hạch hay có tên khác là bom hydro, được Mỹ phát triển đầu tiên. Bom nhiệt hạch được kích hoạt bởi phản ứng kết hợp hạt nhân của các đồng vị hydro, trong một chuỗi phản ứng hóa học. So với bom nguyên tử, bom nhiệt hạch có thể xem là "sạch hơn" vì tạo ra ít bụi phóng xạ hơn. Tuy nhiên, sức công phá của nó lại khủng khiếp hơn rất nhiều.
Trong khi bom nguyên tử, loại tương tự như Mỹ đã ném xuống Hiroshima và Nagasaki trong Thế chiến II chỉ tạo ra phản ứng phân hạch hạt nhân khiến hạt nhân đó tách ra thành hai hạt nhân nhỏ hơn. Quá trình phân tách này giải phóng năng lượng. Thì bom nhiệt hạch tạo ra một vụ nổ gồm hai giai đoạn: một phản ứng phân hạch hạt nhân và một phản ứng kết hợp hạt nhân. Trong đó vụ nổ “sơ cấp” là do phản ứng phân hạch hạt nhân – tương tự như bom hạt nhân thông thường – tạo ra tia X.
Tia X này là nguyên nhân gây ra vụ nổ “thứ cấp”, do quá trình kết hợp các đồng vị của hydro là tritium và deuterium. Thông thường hai đồng vị hydro này đẩy nhau, nhưng do tia X làm suy yếu lực đẩy, khiến chúng kết hợp lại với nhau, tạo thành một hạt nhân mới, lớn hơn, giải phóng năng lượng.
Bom nhiệt hạch |
Bom nhiệt hạch có sức công phá khủng khiếp thế nào?
Năm 1952, Mỹ thử bom nhiệt hạch đầu tiên trên đảo Marshall đã tạo ra vụ nổ tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ TNT trong khi quả bom nguyên tử “Little boy” Mỹ ném xuống Hiroshima ngày 6/8/1945 có sức công phá tương đương 13.000 tấn TNT, đã khiến 70.000 người tử vong tức khắc.
Sức công phá khủng khiếp của bom nhiệt hạch |
Những nước nào sở hữu bom nhiệt hạch?
Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc là những nước được biết đến sở hữu vũ khí bom nhiệt hạch.
Năm 1952, Mỹ thử loại bom này đầu tiên. Đến năm 1953, Liên Xô cũng thử nghiệm bom nhiệt hạch. Những năm sau đó, Anh, Pháp, Trung Quốc (năm 1967) cũng đã tiến hành các vụ thử.
Ngoài ra, những nước gồm Ấn Độ, Israel và Pakistan đã thử nghiệm các thiết bị phân hạch hạt nhân, hoặc tuyên bố đã sở hữu năng lực tạo ra những thiết bị này, nhưng chưa chính thức tuyên bố sở hữu loại vũ khí này.
Chế độ apartheid tại Nam Phi từng sản xuất 6 quả bom hạt nhân, nhưng sau đó chúng đã bị tháo dỡ.
Hình ảnh so sánh cụ thể bom nhiệt hạch và các loại bom khác
Nguồn ảnh: Tuổi trẻ online |
Comments
Post a Comment
» Sử dụng tài khoản Google của bạn để bình luận.
» Không spam link, nếu spam sẽ bị chặn và nhận xét của bạn sẽ không được hiển thị.
» Khi đăng nhập xong, bạn nhấn vào chữ Thông báo cho tôi để nhận phản hồi.