Top 9 điều cần biết về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 - ngày tôn vinh các thầy cô giáo đã không quản ngại khó khăn, gian khổ dành cả cuộc đời chăm lo, dạy dỗ cho học sinh. Top 9 điều cần biết về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 khiến bạn cảm nhận được ý nghĩa cao quý của nghề giáo và ngày Nhà giáo Việt Nam.
1. Tổ chức Nhà giáo tiến bộ ra đời như thế nào?
Tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) vào tháng 01/1946. Tổ chức này quyết định lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants – Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).
9 điều cần biết về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 |
2. Bản “Hiến chương các Nhà giáo”
Tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie – Thủ đô của Ba Lan) vào năm 1941, một bản “Hiến chương các Nhà giáo” do tổ chức FISE xây dựng gồm 15 chương. Nội dung chủ yếu là:
- Đấu tranh chống lại mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục phong kiến, tư sản, nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ, khoa học.
- Đấu tranh thủ tiêu chế độ bạc đãi, coi thường nghề dạy học, bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nhà giáo.
- Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt coi trọng tính chất nhân văn của nghề dạy học và phương pháp dạy học tiên tiến.
3. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Công đoàn giáo dục Việt Nam liên hệ với FISE
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược vô cùng ác liệt, công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE. Việc làm này nhằm mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh. Qua đó, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng nước ta để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.4. FISE đã kết nạp công đoàn giáo dục Việt Nam là thành viên của tổ chức
Năm 1953, đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn đã dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951).5. Hội nghị FISE vào năm 1957
Ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo là ngày 20/11 hàng năm. Nguồn gốc của ngày này là từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày “Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo”.
6. Ngày “Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo” đầu tiên ở Việt Nam được tổ chức khi nào?
Ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta lần đầu tiên vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.
7. Quyết định số 167/HĐBT lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam
Theo nguyện vọng của giáo giới cả nước, kiến nghị của Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ VIII (tháng 4-1982) và Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng Cục dạy nghề, Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em… Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26-9-1982 quyết định hằng năm sẽ lấy ngày 20-11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Quyết định số 167/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với giáo giới nước ta và đánh giá cao vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên, những người làm công tác giáo dục trong sự nghiệp đào tạo lớp người lao động mới vừa có đức, vừa có tài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
9 điều cần biết về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 |
8. Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên ở Việt Nam
Ngày 20/11/1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.
9. Bác Hồ và ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm và đặt nhiều niềm tin vào ngành giáo dục. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bác từng viết tới 23 bức thư Bác đã viết gửi ngành Giáo dục vào từng thời điểm như: Thư gửi các học sinh (9-1945), Thư gửi anh chị em giáo viên bình dân học vụ (1-5-1946), Thư gửi ty giáo dục, các hiệu trưởng, giáo viên và các cháu học trò Khu 10 (1-1948), Thư gửi Hội nghị Giáo dục toàn quốc (7-1948), Thư gửi Đại hội Giáo dục toàn quốc (7-1951); Thư gửi các cán bộ, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới (15-10-1968)…
Bức thư cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi ngành giáo dục là vào ngày 15-10-1968. Lúc đó, mặc dù sức khỏe đã yếu nhưng Người vẫn đặc biệt quan tâm và tự hào về thành tựu của ngành Giáo dục. Bác viết: “Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết”. Bác căn dặn: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt…”.
Top 9 điều cần biết về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 chắc rằng mang đến cho các bạn cái nhìn mới mẻ, ấn tượng về ngày 20/11 tràn đầy ý nghĩa thiêng liêng.
Comments
Post a Comment
» Sử dụng tài khoản Google của bạn để bình luận.
» Không spam link, nếu spam sẽ bị chặn và nhận xét của bạn sẽ không được hiển thị.
» Khi đăng nhập xong, bạn nhấn vào chữ Thông báo cho tôi để nhận phản hồi.